Ké gà là gì? Cách trị gà bị ké hiệu quả

date-time

Thứ ba, Ngày 05/11/2024

Ké gà là căn bệnh mà khá phổ biến ở chiến kê, đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng nếu mắc phải thì sẽ khá nhiều khó khăn trong sinh hoạt của gà đá. Bài viết dưới đây đút kết kinh nghiệm trị ké gà từ các sư kê lâu năm.

ke-ga-la-gi

Ké gà là gì?

Ké gà là tình trạng trên cơ thể gà sẽ xuất hiện một cục hạch lớn nằm ở dưới lớp da hoặc lớp cơ. Gây ra khá nhiều bất tiện trong sinh hoạt của gà, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho gà bị mắc ké như: thiếu vitamin, gà bị vết trầy xước, dính phải dằm bị đâm vào da,… Ké gà thường sẽ xuất hiện ở các vị trí như: lườn, đầu, cổ và mặt.

Các phương pháp hiệu quả trị bệnh ké gà

Dưới đây là 2 phương pháp trị ké gà phổ biến được áp dụng nhiều như:.

Sử dụng thuốc trong điều trị ké gà

Dùng thuốc trị ké gà sẽ có những tác dụng:

  • Chống sưng, viêm và phù nề.
  • Nhanh chóng đạt được hiệu quả chỉ sau 2 ngày sử dụng.

Đối với chiến kê bị ké nhẹ thì lấy 1 lượng bằng viên con nhộng, hoà tan trong 3-5 cc nước. Cho gà uống đều trong vòng 3 ngày. Trị cho cả đàn thì sẽ lấy lượng lớn hơn khoảng 1 thìa cà phê hòa trong nửa lít nước. Nếu gà bệnh nặng, thì cần phải dùng liên tục lượng thuốc đó trong vòng từ 3-7 ngày.

Phương pháp mổ trị bệnh ké gà

Theo kinh nghiệm thì với gà đá đã bị ké (đầu, mặt, bầu diều,…) nên sử dụng cách mổ ké. 

Gà bị ké không nên vội mổ mà phải đợi cho kén được gom lại thành cục cứng tay, nếu không thì gà sẽ bị tái phát sau khi mổ. Thời điểm để mổ kén gà hợp lý nhất là khi bạn nắn cục ké thấy nó chạy đi chạy lại là đã mổ được.

Nếu lần đầu thực hiện mổ để trị ké gà thì bạn cần tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia hoặc những người đã từng mổ thành công. Không được tự tiện mổ bởi có thể ảnh hưởng đến khoẻ gà thậm chí gà suy nhược hoặc chết.

Loại ké gà phổ biến và cách điều trị

Có khá nhiều loại ké ở gà đá nên cần phải chú ý để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

Phương pháp trị bệnh ké gà bằng cách bầu diều

  • Không cho gà bị ké uống nước hay ăn gì quá nhiều để tránh việc khiến vùng bị ké tăng rộng. Chỉ trộn ít lúa với nước để cho gà ăn
  • Sử dụng thuốc làm cho ké gom lại – có thể mua được tại các hiệu thuốc thú y.
  • Khi ké gà đã được gom cứng lại, hãy dùng biện pháp mổ để mổ sạch, nặn ké ra, xúc rửa sạch rồi hẵng may lại, sau đó sử dụng thuốc sát trùng bôi vào. Khi khâu, để lại một khoảng 1cm để cho nước vàng trong bầu diều chảy ra giúp cho gà khỏi hẳn.

Cách trị bệnh ké gà ở chậu

Ké chậu hay còn gọi là chứng viêm bàn chân ở gà là căn bệnh khiến chân gà sưng tấy, đi khập khiễng. Gà bị ké chậu nếu như không được điều trị kịp thời thì có thể nguy hiểm.

Muốn điều trị vết thương sau khi mổ ké chậu thì hãy sử dụng dung dịch Betadine để rửa sạch cho gà. Sau đó, theo dõi chúng trong vòng từ 2-3 ngày. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh đối với gà đã bị nặng.

Trị ké gà ở đầu 

Nếu phát hiện gà bị ké ở đầu thì phương pháp tốt nhất đó vẫn là mổ ké. Để cho phần ké cứng và khô ( thường sẽ khoảng 1 tháng là được). Tiếp đó, mổ kén và vệ sinh thật sạch sẽ.

Không nên cho gà đá khi bị kén ở đầu bởi chúng có thể vỡ hoặc loang nếu như bị đánh trúng.

Trong trường hợp gà bị nhẹ thì có thể cho chúng uống từ 2-3 viên ampi 500 mg trong 2-3 ngày để cho ké gom lại thành cục. Nếu kén có miệng thì có thể dùng nhíp để kéo ra, còn không thì rạch nhẹ để mà nặn kén.