Bệnh đậu gà là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

date-time

Thứ bảy, Ngày 09/11/2024

Trong quá trình nuôi thì các chiến kê thường gặp phải một số căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Một trong số đó là bệnh đậu gà, cùng tìm hiểu bệnh đậu gà là gì qua bài viết dưới đây.

benh-dau-ga-la-gi

Đậu gà - Hiểu biết cơ bản về tình trạng này

Bệnh đậu gà là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, xuất hiện phổ biến trên gà từ 3-8 tuần tuổi. Bệnh đậu gà có tỉ lệ nhiễm cao có thể lên đến hơn 90%, nếu trở nặng thì tỷ lệ tử vong rất cao. Chúng thường xuất hiện ở niêm mạc mắt, miệng, da,… gây nổi mụn mủ trên những vùng da nếu trở nặng sẽ gây ra tử vong, suy giảm cá thể gà trong bầy.

Nhận biết triệu chứng của bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà thường xuất hiện hai dạng là khô và ướt, các triệu chứng thường biểu hiện ra như sau:

Khám phá đậu gà dạng khô

Dạng khô xuất hiện thường xuyên hơn bởi nó là dạng nhẹ ít gây nguy hiểm hơn so với bệnh đậu ướt, nếu không chữa trị kịp thời cũng có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Một số biểu hiện thường gặp như:

  • Bệnh xuất hiện ở các vùng da không có lông như: Mào, mắt, mặt và chân.
  • Triệu chứng là xuất hiện mụn mủ trên những vùng da không lông.
  • Gà bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, bỏ uống.
  • Gà có biểu hiện lắc đầu do mụn mủ gây ra cảm giác ngứa.  

Tìm hiểu đậu gà dạng ướt

Dạng đậu ướt rất nguy hiểm đối với gà nhiễm bệnh, vì đa số những con gà bệnh nhiễm phải đều chết do khó chữa trị. Bệnh biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

  • Bệnh sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp như: miệng, cổ họng và khí quản.
  • Những vùng mọc mụn sẽ gây viêm loét.
  • Phát triển thành mụn mủ lớn sẽ khiến gà không ăn được, cản trở hô hấp khiến gà kiệt sức và chết.
  • Biểu hiện bên ngoài là sưng mặt, mắt có ghèn.
  • Mũi gà bị viêm, chảy nước mũi và khiến mặt gà sưng phù.

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà

Virus gây bệnh tồn tại trong nhiều điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chúng được lây nhiễm phổ biến qua các động vật trung gian như: ruồi, muỗi và một loại côn trùng khác. Virus có thể sống 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn. Ngoài ra, nếu gà khoẻ có vết xước ở da mà tiếp xúc với gà bị bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao.

Phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà do virus gây ra nên vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tùy theo biểu hiện mà sẽ có cách chữa trị khác nhau, một số cách điều trị đối với gà mắc nhẹ như sau:

Sử dụng kháng sinh trong điều trị đậu gà

  • Dùng các kháng sinh chống bội nhiễm như: Amoxycol, Genta-costrim, Ampicol,… pha vào thức ăn hoặc nước uống cho gà.
  • Dùng các thuốc sát trùng hoặc cồn, nước muối lau rửa vết thương nhằm tránh vết bị nhiễm trùng tại các vết thương gây hoại tử.
  • Bổ sung một số thuốc tăng đề kháng như: Vitamin C, B-Complex, vitamin A, vitamin D-E,…

Điều trị đậu gà theo cách dân gian

Theo kinh nghiệm từ một số sư kê đi trước thì có rất nhiều dược liệu dân gian để chữa bệnh đậu gà như: Gừng, tỏi, lá lốt, kinh giới, sầu đâu, gáo vàng,… mang tất cả đi giã ra trộn với ít muối rồi đắp hoặc sát vào vết thương cho gà sẽ giúp gà mau khỏi bệnh.

Bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu gà - Cách phòng tránh hiệu quả

Việc phòng bệnh cho gà là cách điều trị tốt nhất, mọi người có thể tham khảo qua một số cách dưới đây:

  • Tiêm ngừa vaccine cho tất cả gà con mới sinh và làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Khi đem gà từ nơi khác về nuôi nên cách ly cá thể ấy trong những ngày đầu.
  • Cách ly những con gà nhiễm bệnh trong đàn và khử trùng chuồng trại.
  • Vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi và môi trường xung quanh bằng thuốc sát khuẩn định kỳ.
  • Vệ sinh máng ăn, nguồn nước uống để ngăn chặn nguồn phát triển của các loại sinh vật trung gian gây bệnh.

Lưu ý: Phải theo dõi thường xuyên các biểu hiện của gà để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Bệnh đậu gà nếu chậm chữa trị sẽ khiến gà viêm niêm mạc mắt dẫn đến bị mù, lở loét vết thương gây sẹo, tiêu chảy, viêm phổi, làm giảm sức chiến đấu hoặc gà có thể suy và bị hư mất khả năng chiến đấu sau này.