Gà bị nhớt miệng là một trong những căn bệnh khá phổ biến và thường gặp trong chăn nuôi. Nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ hạn chế phần nào tổn thất, cùng tìm hiểu về cách điều trị gà bị nhớt miệng qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng nhớt miệng ở gà
Gà bị nhớt miệng là do nhiều nguyên nhân gây ra, những trường hợp dưới đây có thể dẫn đến tình trạng gà bị nhớt miệng:
– Do chấn thương: Nếu gà của bạn bị nhớt miệng sau khi tham gia các trận đấu thì có thể là do chấn thương. Trong lúc tham gia thi đấu chiến kê đã bị trúng cựa nhưng vì vẫn muốn tiếp tục trận đấu nên chúng nuốt máu hoặc đờm vào trong,… Sau thi đấu sư kê cũng không có cách điều trị tang đúng cách làm cho miệng gà có nhớt cũng như có máu đồng thời hệ tiêu hóa của gà cũng không ổn định.
– Do EColi: EColi là chủng gây viêm túi khí, khiến cho gà chảy nước liên tục và chất nhớt thường xuyên có bọt khí.
– Hen liên quan đến CRD: Còn gọi là hen gà khiến cho gà bị nhớt miệng, khò khè, khó thở.
Ngoài ra cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến gà bị nhớt miệng như: trúng gió, trúng mồi,…
Phương pháp điều trị cho gà khi gặp tình trạng nhớt miệng
Dưới đây là một số biên pháp điều trị gà bị nhớt miệng để các sư kê tham khảo:
Cách chữa trị nhớt miệng ở gà theo phương pháp dân gian
Phương pháp này được áp dụng như sau:
– Nghiền tỏi làm thức ăn trực tiếp cho gà hoặc ép tỏi lấy nước cho gà uống. Tỏi diệt vi khuẩn, khử mùi hôi và giảm đau. Cho đến khi tình trạng gà ổn định thì cần áp dụng mỗi ngày.
– Nhét trực tiếp lá trầu không vào miệng gà để đẩy chất nhờn xuống bụng, từ đó giúp gà dễ thở hơn.
– Mật ong ngâm tỏi có tác dụng trị bệnh cho gà đồng thời tăng cường sức đề kháng
Cách sử dụng thuốc tây để chữa trị nhớt miệng ở gà
Nếu các biện pháp dân gian có hiệu quả đôi phần, sự can thiệp của thuốc tây sẽ làm giảm ngay các triệu chứng. Bạn nên sử dụng phương thức này cho những chiến kê bị bệnh nặng.
– Bước 1: Sử dụng thuốc kháng sinh giúp cho gà khỏe hơn từ trong ra ngoài và tự tái tạo sức đề kháng với bệnh bằng cách giảm và loại bỏ các loại virus đang tấn công chúng. Nên sử dụng các loại kháng sinh như: Lincomycin, Florfenicol, Spectinomycin và Doxycyclin. Trước khi sử dụng, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
– Bước 2: Hạ nhiệt bằng cách cho gà uống paracetamol, nếu gà có biểu hiện sốt. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu gà của bạn không bị sốt.
– Bước 3: Loại bỏ chất nhớt trong miệng để gà thở dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng tăm bông để từ từ loại bỏ nó. Bromhexine có thể được sử dụng để nhanh chóng làm sạch đờm gây tắc nghẽn nếu có quá nhiều.
– Bước 4: Thêm chất điện giải hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và sức khỏe gà ổn định hơn. Cjieens kê của bạn sẽ nhanh chóng lấy lại thể lực khi được bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa và pharmaton.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc và điều trị cho gà khi gặp tình trạng nhớt miệng
Cần tách riêng gà bệnh với gà khỏe mạnh khi phát hiện chúng có biểu hiện bị nhớt trong miệng. Việc vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống đều phải thực hiện đồng loạt.
Ngoài ra cần tiêm ngừa vắc xin liên quan đến các bệnh CRD và Ecoli cho gà nếu trước đó chúng chưa được tiêm phòng. Ngoài ra để tăng thêm sức đề kháng cho gà cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cùng với chất điện giải vào thức ăn, nước uống của chúng.
Lời kết
Cách điều trị gà bị nhớt miệng tương đối dễ dàng, thời gian điều trị sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện kịp thời. Do đó, hãy thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất ổn ở gà để có phương thức điều trị tốt nhất tránh những thiệt hại nặng nề.